Tin tức
Bệnh thoái hóa cột sống và cách điều trị
Cập nhật : 13/6/2013
Bệnh Thoái Hóa Cột Sống và cách điều trị
Cột sống gồm 30 đốt: 7 đốt sống cổ (ký hiệu C1 - C7), 12 đốt sống lưng (D1 - D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 - L5), 5 đốt sống cùng (S1 - S5), 1 đốt sống cụt. Trong CS có tủy sống, các rễ thần kinh từ tủy ra chi phối hoạt động chi trên, dưới và động mạch thân nền.
Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Nhưng thời bây giờ có những trường hợp tuổi còn rất trẻ khoảng 13,14 tuổi đã bị vẹo cột sống, thoái hóa nhẹ.
Nguyên nhân:
- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.
- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức, Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi,ngồi học không đúng tư thế, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.
Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.
Biểu hiện của thoái hoá cột sống
- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.
- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?
- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện. Nhưng hiệu quả nhất là dùng phương pháp Tác Động Cột Sống vừa nhanh khỏi bệnh mà chi phí thấp, hiệu quả chỉ sau vài lần tác động.
Tin liên quan
- Phong thuỷ tuyệt vời nhất cho ngôi nhà là người phụ nữ
- Bài học nghiệt ngã từ đại gia nhà giàu
- 10 mục tiêu cần đạt trước tuổi 30
- 7 Lợi ích từ quan hệ tình dục thường xuyên
- Bài học Marketing từ một người ăn mày trên phố
- Món ăn giúp tăng vòng 1 siêu nhanh
- Bé hết táo bón nhờ mật và giá đỗ
- 10 Lý do nên yêu một chàng trai giỏi võ
- Cách dạy con của cưụ thủ tướng Đài Loan
- Điều trị thoaí hóa cột sống
- Bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả
- Suy nghĩ của triệu phú
- 6 Thực phẩm đẩy lùi bệnh viêm xoang
- 6 lý do nên uống nước chanh với mật ong buổi sáng
- Bài thuốc chữa viêm đại tràng hiệu quả
- 19 Điều Bạn Nên Làm Ít Nhất Một Lần Trong Đời
- 19 điều giới nhà giàu không bao giờ nói ra
- Ăn uống hơn là thuốc
- Những tác hại khi ngồi quá lâu
- 5 thói quen buổi sáng giúp bạn thành công hơn
- 10 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe
- Tự chữa đau lưng cấp không dùng thuốc
- Triệu chứng của bệnh viêm xoang
- Nguyên nhân gây nám và tàn nhang
- Công dụng của Nấm Linh Chi
- Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
- Phòng bệnh viêm xoang mùa lạnh
- Bệnh thoái hóa cột sống và cách điều trị
- Bài ca về tác động cột sống
- Tự chữa bệnh đau cổ vai gáy
- Bệnh nhân viêm xoang ăn uống gì
- Thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe
- PGS, TS trả lời về bệnh viêm xoang
- 7 thực phẩm giúp mày dâu mạnh mẽ
- Các món ăn tương phản